Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống lao 24/3 hàng năm là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với bệnh lao, đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt dịch bệnh lao trên toàn cầu. Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống lao, Trung tâm y tế huyện CưJút đẩy mạnh trong công tác phòng và điều trị bệnh lao trên địa bàn.
Hiện tại, Trung tâm đang quản lý và điều trị 32 bệnh nhân lao. Để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc lao mới trên địa bàn, trong những năm qua, Trung tâm đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm loại trừ và giảm dần các trường hợp nhiễm lao có nguy cơ ở trên địa bàn.
Chỉ tính riêng trong năm 2022. Trung tâm phối hợp với Trung tâm SCDI đã tổ chức chiến dịch khám sàng lọc bệnh lao chủ động cho người có nguy cơ cao và xét nghiệm Gene Xpert cho người có tổn thương trên phim X-quang và các trường hợp ho khạt đờm kéo dài trên 2 tuần với 5.140 người dân tham gia. Qua đó đã phát hiện 15 trường hợp dương tính với bệnh lao. Các trường hợp nhiễm lao đã được Trung tâm y tế huyện hướng dẫn cách tự chăm sóc và điều trị theo phác đồ điều trị.
Bác sĩ Đoàn Anh Huyền, Trưởng khoa kiểm soát dịch bệnh và HIV/AIDS, Trung tâm y tế huyện CưJút trao đổi: Được sự quan tâm của chính quyên địa phương ủng hỗ công tác tuyên truyền, công tác phòng chống phát hiện bệnh lao, qua đó người dân có nhận thức nên thường xuyên đến cơ sở y tế kiểm tra sức khoẻ. Trong quá trình khám và điều trị thì có những thuận lợi địa bàn đường sá đi lại, cán bộ chuyên môn từ huyện đến xã có cán bộ chuyên trách kiêm nhiệm nhiều năm đã được tập huấn có chứng chỉ nên nắm tốt công tác khám và điều trị bệnh lao.
Ngoài ra, còn có một số dân tộc địa phương, vùng sâu vùng sa, trong quá trình điều trị có thói quen hay uống rượu làm cản trở phát đồ điều trị và bỏ điều trị, ảnh hưởng đến công điều trị kéo dài làm. Qua đó khó khăn trong công tác tuyên truyền thay đổi nhận thức của người dân có thói quen tuân thủ theo phát đồ điều trị.
Theo hướng dẫn của ngành y tế, điều trị bệnh lao, đã phải sử dụng đều đặn nhiều loại thuốc hàng ngày và dùng trong nhiều tháng liên tục. Tuân thủ điều trị là yếu tố quyết định đảm bảo thành công của điều trị, tránh thất bại điều trị, tái phát và xuất hiện các chủng vi khuẩn lao kháng thuốc. Các thuốc điều trị kháng lao cũng có những tác dụng phụ như: Dị ứng, viêm thần kinh ngoại biên, viêm thần kinh thính giác và nhất là tổn thương gan. Những biểu hiện tác dụng phụ này ảnh hưởng không nhỏ tới tuân thủ điều trị thuốc kháng lao cũng như việc thay đổi để có một phác đồ điều trị kháng lao an toàn và vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị. HIV làm gia tăng nguy cơ mắc lao lên tới 100 lần; Làm gia tăng tỷ lệ lao ngoài phổi; Nhiễm lao làm tăng tiến triển của HIV và HIV làm tăng tỷ lệ tử vong do lao. Điều trị và đánh giá kết quả khỏi bệnh lao ở người nhiễm HIV cũng giống như những bệnh nhân lao khác. Nghĩa là người bệnh được điều trị theo phác đồ, thuốc điều trị Lao được cấp miễn phí. Người bệnh được cấp thuốc điều trị ngoại trú; Đồng thời, theo dõi giám sát người bệnh dùng thuốc lao trong suốt quá trình điều trị 8 tháng. Kết quả khỏi bệnh lao của người nhiễm HIV là khi đã điều trị đủ thời gian và kết quả xét nghiệm đàm sau cùng không còn vi khuẩn lao. Bệnh lao và HIV bản chất là những bệnh truyền nhiễm mãn tính.
Có thể nói, ngoài việc tham gia tầm soát bệnh lao, mỗi người dân khi thấy có một trong các dấu hiệu như: Ho khạc kéo dài trên 2 tuần; Sốt về chiều hoặc sốt kéo dài; Gầy, sút cân; Đau tức ngực cần đến ngay phòng khám Lao, phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại các Trung tâm Y tế huyện để được hướng dẫn khám xét nghiệm đờm; Phải kiên nhẫn, tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế phụ trách trong quá trình điều trị; Dùng thuốc đủ liều, đều đặn, đúng thời gian./.
Cao Thị Thảo – TTYT Cư Jut